So sánh tai nghe chống ồn chủ động và thụ động

Ngày: 30/12/2021 lúc 11:00AM

Người dùng hiện nay không còn quá xa lạ với tai nghe chống ồn chủ động và thụ động. Hai loại tai nghe này có thể lọc bỏ tiếng ồn, nhưng chúng thực hiện theo các cách rất khác nhau, vậy chúng khác nhau như thế nào? Và nên mua loại nào? Dưới đây là những so sánh tai nghe chống ốn chủ động và thủ động của Huy Phong iService để bạn có thêm thông tin tham khảo.

Công dụng của tính năng chống ồn ở tai nghe

Công nghệ chống ồn ở tai nghe được mang lại hiệu quả cao

Với một tai nghe thì yếu tố quan trọng nhất là chất lượng của loa, nhưng đó vẫn chưa đủ, loa có tốt tới đâu nhưng xung quanh ngoài kia là những tiếng ồn lọt vào tai thì chúng ta không thể nào thưởng thức được cái đẹp của dàn âm thanh chất lượng. Thường chúng ta sẽ giải quyết tạm thời bằng cách tăng âm lượng của tai nghe lên để át tiếng ồn, trong ngắn hạn có kết quả,nhưng về dài hạn là rất không tốt, vì khi đó tai phải chịu hai luồng âm thanh lớn cùng lúc và có thể ảnh hưởng tới thính lực của bạn sau này.

Cách để giải quyết tiếng ồn khoa học và tốt nhất đó là dùng các tai nghe có khả năng chống ồn, chặn tạp âm, các nhà sản xuất trước đó đã kịp nhìn ra nhu cầu này và đã cho ra đời nhiều dòng tai nghe chống ồn. Có nhiều tên gọi cho công nghệ chống ồn tùy theo hãng và đời sản phẩm, nhưng tổng hợp lại thì có hai công nghệ chính đang được dùng:

  • Tai nghe chống ồn chủ động: Active Noise Cancelling ANC.
  • Tai nghe chống ồn thụ động: Passive Noise Cancelling PNC.

Chống ồn thụ động PNC là gì?

Chống ồn thụ động hay còn gọi là chống ồn bị động được hiểu rất đơn giản, giống khi dùng một nút bịt lỗ tai để làm giảm tiếng ồn. Ý tưởng chung là tạo ra một rào cản vật lý giữa tai chúng ta và âm thanh bên ngoài.

Tai nghe chống ồn thụ động

Khi tai nghe khử tiếng ồn thụ động không có chứa các thiết bị điện tử khử nhiễu âm, thay vào đó, chúng giúp giảm tiếng một cách thụ động bằng việc che phủ kín tai để ngăn chặn tiếng ồn bên ngoài với các vật liệu được chọn lọc phù hợp với bản thân cấu tạo bên trong của phần chụp tai.

Hầu hết các loại tai nghe chống ồn thụ động hiện nay chủ yếu sử dụng những thiết kế phù hợp với cấu trúc bên trong tai tạo thành một tấm khiên chắn âm thanh, để giúp chặn tiếng ồn xung quanh và do đó, cho phép tăng độ trung thực của âm thanh mong muốn với mức âm lượng thấp hơn. Về cơ bản cách âm thụ động thực chất là khái niệm rất quen thuộc, hầu hết tai nghe đều ít nhiều có khả năng cách ly tiếng ồn bên ngoài, trừ các dòng tai nghe hở lưng .

Các tai nghe được thiết kế phần vỏ bọc driver càng kín thì có khả năng cách âm càng cao, bên cạnh đó, các vật liệu như mút bọt biển, da thuộc,… ở phần đệm tai cũng hỗ trợ khả năng cách âm, tai nghe cách âm thụ động có thể gây ra cảm giác bí khi sử dụng, đồng thời cũng gây tác động ít nhiều tới chất lượng âm thanh.

Hầu như bất kỳ tai nghe nào đạt chuẩn thông số kỹ thuật và chất liệu đều mặc định có khả năng giảm tiếng ồn thụ động. Thì các chất liệu được chọn lọc để làm nên tai nghe đều có thể tự chặn một số loại sóng âm thanh căn bản từ 15 đến 20 decibel (dB)

Tai nghe chống ồn chủ động là gì?

Tai nghe chống ồn chủ động

Chống ồn chủ động – ANC là một phát minh điện tử, công nghệ chủ động tạo ra tín hiệu đối lập để hủy tiếng ồn. Để từ đó có thể ngăn chặn tiếng ồn, tạp âm ở bên ngoài, giúp người dùng trải nghiệm lắng nghe âm thanh phát ra từ tai nghe được tốt hơn.

Cấu tạo và cơ chế hoạt động của chống ồn chủ động đơn giản nhưng hiệu quả lớn. Cụ thể bên trong cấu tạo của phần chụp tai nghe sẽ có các linh kiện điện tử được tích hợp sẵn công nghệ chống ồn chủ động. Chúng sẽ tạo ra tần sóng khử nhiễu có dao động hoàn toàn trái ngược với tiếng ồn thu nhận được từ xung quanh. Từ đó triệt tiêu nhau, kết quả đạt được là loại bỏ được các tạo âm gây nhiễu. Hơn nữa, chất lượng âm thanh và các sóng âm từ nhạc hay game đang nghe từ màng loa vẫn được nguyên vẹn, đúng chính xác những gì được phát ra từ driver tai nghe.

Các thành phần chính sau để tạo khả năng ANC:

  • Pin: Là thiết bị điện tử chịu trách nhiệm khử tiếng ồn sẽ được cấp nguồn bằng pin.
  • Mic: Tai nghe khử tiếng ồn có mic để thu nhận những tạp âm xung quanh.
  • Mạch khử nhiễu: Các thiết bị điện tử bên trong chiếc tai nghe sẽ tạo ra làn sóng khử nhiễu có dao động hoàn toàn trái ngược với tiếng ồn xung quanh được ghi lại bởi mic. Sóng này hoạt động như một công cụ xóa nhiễu, nó loại bỏ được các âm thanh không mong muốn xung quanh bạn mà không làm giảm âm thanh chính phát ra từ driver của tai nghe.

Sự khác biệt giữa tai nghe chống ồn chủ động và thụ động

Tai nghe chống ồn chủ động được mọi người yêu thích

Chống ồn thụ động không chứa bất kỳ thiết bị điện tử nào can thiệp vào quá trình nghe dùng, nó chỉ dựa vào chất liệu và cấu trúc các thành phần trên tai nghe để tạo ra một lớp chắn ngăn giữa tai nghe và luồng âm thanh bên ngoài. Với dòng tai nghe over –ear, khả năng cách ly tiếng ồn thường không nhiều, chỉ đủ để ngăn âm thanh xung quanh ở mức độ ổn định.

Với loại tai nghe in-ear, mức độ cản âm sẽ phụ thuộc vào độ kín và độ vừa vặn của phần tip tai nghe với lỗ tai của bạn. Cấu trúc tai của mọi người không giống nhau cho nên tai nghe in-ear chắc chắn cũng không thể phù hợp hết với tất cả mọi người. Nếu muốn dùng tai nghe chống ồn thụ động đơn thuần thì quan trọng nhất là bạn phải tìm ra một chiếc in-ear hợp với cấu trúc tai của mình.

Tai nghe chống ồn chủ động là hệ thống điện tử có khả năng tự xác định và triệt tiêu nguồn âm. Đương nhiên ANC là công nghệ cao cấp và phức tạp hơn, vì vậy các tai nghe sở hữu tính năng này đều có giá thành cao hơn headphone thường. Tai nghe khử tiếng ồn chủ động cần pin, chúng cũng có chất lượng âm thanh khá tốt.

Trên đây là những so sánh về tai nghe chống ồn chủ động và thụ động để bạn tham khảo và lựa chọn. Không có tốt nhất, chỉ có phù hợp nhất. Vì thế chọn một tai nghe phù hợp cần phải xem xét các yếu tố, mục đích dùng, sở thích cá nhân, môi trường làm việc và điều kiện tài chính. Nếu bạn đang cần tai nghe, hãy liên hệ với Huy Phong iService để được tư vấn và mua sản phẩm.

{{https://iservice.vn/products/airpods-pro-2021-ho-tro-sac-magsafe}}

Có thể bạn quan tâm: 

Gọi tư vấn Zalo chat FB chat